Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Hỏi đáp - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Hỏi đáp

  • Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo luật doanh nghiệp.

    I,                Căn cứ pháp lý

    -               Luật doanh nghiệp 2005;
    -               Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    -               Luật Giáo dục năm 2005
    -                Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư 2005 ( sau đây gọi là nghị định 108/2006);
    -               Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết luật doanh nghiệp 2005;
    -               Nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh;
    -               Thông tư 14/2010/TT – BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kinh kinh doanh theo quy định tại nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010.
    -               Quyết định 10/2007/QĐ-TTG về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ;
    -               Quyết định 337/2007/QĐ-BKH hướng dẫn chi tiết quyết định 10/2007/QĐ- TTG.
    -               Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành ngày ngày 04 tháng 6 năm 2007 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin họ
    Nội dung tư vấn
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư thì Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy đinh của pháp luật về đầu tư.
    Căn cứ quy định của luật doanh nghiệp và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 102/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn luật doanh nghiệp thì “doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.
    Để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước trên cơ sở quy định của luật doanh nghiệp, nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, luật giáo dục thì anh nên thực hiện theo ba bước sau:
    1.                  Thành lập doanh nghiệp 100% vốn trong nước
    1.1.            Căn cứ pháp lý:
    -                      Luật doanh nghiệp 2005
    -                      Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết luật doanh nghiệp 2005;
    -                      Nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh;
    -                      Thông tư 14/2010/TT – BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kinh kinh doanh theo quy định tại nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010.
    -                      Quyết định 10/2007/QĐ-TTG về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ;
    -                      Quyết định 337/2007/QĐ-BKH hướng dẫn chi tiết quyết định 10/2007/QĐ- TTG.
    1.2.            Nội dung tư vấn về thành lập doanh nghiệp
    Căn cứ theo quy định tại các văn bản về doanh nghiệp thì khi thành lập doanh nghiệp, anh/chị cần lưu ý các điểm sau:
    -                      Về loại hình doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp năm 2005 cho phép cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp dưới các hình thức như: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Trong buổi tư vấn sơ bộ, IPIC đã kiến nghị anh/chị thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
    -                      Tên doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp năm 2005, tên doanh nghiệp dự kiến thành lập, tên viết tắt (nếu có) không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, bởi vậy, IPIC kiến nghị anh/ chị nêu ra những tên dự kiến đặt cho công ty mới thành lập. IPIC sẽ tiến hành tra cứu danh mục tên công ty anh/chị cung cấp trên cơ sở dữ liệu thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
    -                      Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: Theo quy định của Luật Nhà ở, và đề nghị của Bộ xây dựng trong công văn số 2544/BXD-QLN, thì doanh nghiệp mới thành lập không đựơc đặt trụ sở tại các toà nhà chung cư. Do đó, trong quá trình tìm kiếm trụ sở cho công ty mới thành lập, anh/chị không nên đặt ở toà nhà chung cư.
    -                      Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: người đại diện theo pháp luật của công ty có thể giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc/ giám đốc hoặc đồng thời kiêm nhiệm tất cả các chức danh; và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 luật doanh nghiệp. Theo quy định của các văn bản trên, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là thành viên hoặc cổ đông sáng lập, chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp này, IPIC kiến nghị với anh/chị khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mới thành lập là nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào doanh nghiệp, và giữ chức danh giám đốc. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 nghị định 102/2010/NĐ- CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết luật doanh nghiệp thì giám đốc/tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    ·                     Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
    ·                     Phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
    ·                     Trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn và điều kiện khác với tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại điểm này thì áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện do Điều lệ công ty quy định;
    Lưu ý: Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty dự định đã giữ chức danh là giám đốc/tổng giám đốc của công ty cổ phần sẽ không được làm giám đốc/tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn.
    Đối với tình hình hiện tại, doanh nghiệp có thể bổ nhiệm một cá nhân nước ngoài làm Giám đốc – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    -                      Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn: là số vốn do các thành viên góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong điều lệ công ty. Theo quy định của luật doanh nghiệp thì các thành viên góp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
       Lưu ý: Với một số ngành nghề đăng ký kinh doanh, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải có một số vốn tối thiểu nhất định đựơc gọi là vốn pháp định, chẳng hạn, đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp đăng ký phải có vốn pháp định trên 6 tỷ
    -                      Thành viên công ty: Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50 thành viên. Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức và không thuộc trường hợp cầm tại khoản 2 Điều 13 luật doanh nghiệp năm 2005.
    -                      Ngành nghề kinh doanh: Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ- CP hướng dẫn thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chỉ được đăng ký những ngành nghề được ghi theo quyết định 10/2007/QĐ-TTG, quyết định 337/2007/QĐ-BKH về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, những ngành nghề nào không có trong hai văn bản trên nhưng được quy định trong luật chuyên ngành thì ghi theo luật chuyên ngành, những ngành nghề nào có chứng chỉ phải ghi theo đúng nội dung chứng chỉ. Trong đó phải có ngành nghề đào tạo.
    1.3.            Hồ sơ cần khách hàng cung cấp:
    -                      Bản sao chứng thực CMND/hộ chiếu của các thành viên, người đại diện theo pháp luật (02 bản/người)
    -                      Bản sao chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề yêu cầu chứng chỉ.
    -                      Giấy tờ chứng minh về vốn pháp định với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định (nếu có)
    Hình thức gửi: gửi qua đường Fax hoặc bản scan gửi vào địa chỉ Email của IPIC
    2.                  Xin cấp giấy phép đào tạo
    2.1.Căn cứ pháp lý
    -                   Luật Giáo dục năm 2005
    -                   Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành ngày ngày 04 tháng 6 năm 2007 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học
    2.2.Nội dung tư vấn
    Ngoài việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, Trung tâm đào tạo được thành lập khi có đủ các điều kiện về đội ngũ nhân sự:
    -                      Giám đốc trung tâm phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ hoặc tin học, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm;
    -                      Phó giám đốc phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
    -                      Có đội ngũ giáo viên phải có trình độ cao đẳng trở lên, có điều kiện tham gia giảng dạy theo chương trình của trung tâm;
    -                      Trụ sở Giảng dạy đảm đủ điều kiện về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường…;
    -                      Có Bản đề án thành lập trung tâm (Nêu rõ mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung các chương trình, các môn học đào tạo, quy mô phát triển, khả năng tài chính…) – IPIC sẽ soạn thảo trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp.
    2.3.Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:
    -                      Bản sao (công chứng) Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy chứng nhận DN)
    -                      Sơ yếu lý lịch của đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm dự kiến bố trí vào các chức vụ, nhiệm vụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán, Thủ quỹ
    -                      Bản sao văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
    -                      Bản sao (công chứng) Giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc Hợp đồng thuê có thời hạn trên 6 tháng và đã được công chứng) đất, nhà;
    -                      Tên trung tâm, địa chỉ, số điện thoại, Email, Fax;
    -                      Dự kiến các chương trình giàng dạy, quy mô học viên trong năm đầu và ba năm tiếp theo;
    -                      Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, chức vụ hiện tại, cơ quan công tác);
    -                      Bản thống kê về cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị, phương tiện, học liệu.
    3.                  Thay đổi thành viên/ cổ đông trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 49% và nhà đầu tư Việt Nam nắm giữ trên 51%
    3.1.            Căn cứ pháp lý:
    -                      Luật doanh nghiệp 2005
    -                      Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết luật doanh nghiệp 2005;
    -                      Nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh;
    -                      Thông tư 14/2010/TT – BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng kinh kinh doanh theo quy định tại nghị định 43/2010/NĐ- CP ngày 15/04/2010.
    -                      Quyết định 10/2007/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ;
    -                      Quyết định 337/2007/QĐ-BKH hướng dẫn chi tiết quyết định 10/2007/QĐ- TTG.
    3.2.            Nội dung tư vấn:
    Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên công ty trong trường hợp đã chào bán và các thành viên còn lại của công ty không mua phần chào bán đó.
    Đồng thời trên cở sở khoản 4 Điều 12 Nghị định 102/NĐ- CP thì doanh nghiệp đã được thành lập có dưới 49% vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chịu sự chi phối của luật doanh nghiệp. Các thủ tục, trình tự thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định tại luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.
    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 102/NĐ- CP, việc nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thì việc đăng ký thay đổi thành viên được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan.
    Từ các căn cứ trên, doanh nghiệp mới thành lập tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi thành viên công ty với nội dung chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên mới là nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng phần vốn góp có thể là của một, hai hoặc nhiều thành viên trong công ty; nhưng phải đảm bảo số vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sau chuyển nhượng không vượt quá 49% vốn điều lệ.
  • Khi nào hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hàng hóa được coi là không phù hợp với mục đích của hợp đồng mua bán mà các bên đã ký kết, khi hàng hóa được giao không đúng với các thỏa thuận, theo các quy định, theo mô tả, theo tiêu chuẩn kỷ thuật, theo mẫu do các bên cùng thống nhất thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán quy định như thế nào thì người bán phải giao hàng như thế.

    Trong trường hợp hợp đồng không thỏa thuận thi hàng hóa được giao coi là không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại điều 39 Luật Thương Mại năm 2005.

    - Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại;

    - Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    - Hàng hóa giao không đúng mẫu mà bên mua đã cung cấp, cho dù chỉ là sai sót nhỏ nhất, rất không đáng kể so với mẫu.

    - Hàng hóa không được bảo quản đóng gói theo hình thức thông thường đối với hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản giao hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

     

  • Chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào?

    Chất lượng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng gio các bên thỏa thuận thống nhất quy định trong hợp đồng, có rất nhiều cách thức xác định chất lượng hàng háo tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, có thể theo mô tả, theo tiêu chuẩn quốc gia, theo tiêu chí kỷ thuật, theo mẫu, theo công dụng tính năng của hàng hóa.

    Trong trương hợp chất lượng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được công bố hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền quy định thì chất lượng hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khi các bên không có thoản thuận và pháp luật không có quy định thì chất lượng hàng hóa, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

    Như vậy chất lượng hàng háo khi giao kết hợp đồng hoàn toàn do các bên quy định, vì thế trong quá trình giao kết hợp đồng các bên nên quy định rõ ràng về chất lượng hàng hóa đê tránh tranh chấp.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi nào?

    Về nguyên tắc hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi giao kết hợp đồng. Trong trương hợp có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm đó.

    Vi dụ: Hợp đồng có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày hai bên ký vào hợp đồng này;

    Hợp đồng có hiệu lực khi bên mua đã tạm ứng cho bên bán 30% tiền hàng và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản bên bán  tại ngân hàng X theo địa chỉ  đã chỉ rõ ở Điều 3 của hợp đồng này.

    Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực thì điều quan trong các bên phải xác định được thời điểm giao kết hợp đồng vì thời điểm giao kết hợp đồng không giống nhau tuy vào hình thức giao kết của hợp đồng.

    Với những hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng thì thời điểm thuận mua vừa bán, tiền trao cháp múc được xem là thời điểm giao kết hợp đồng (người mua hàng thanh toán và nhận hàng).

    Với trường hợp người mua và người bán không có điều kiện để gáp nhau giao dịch thì thời điểm giao kết là thời điểm trả lời đồng ý đề nghị giao kết hợp đồng.

    Với những hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng phương tiện điện tử, thời điểm giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết theo luật giao dịch điện tử ""thời điểm thông điệp dử liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được.

  • Trường hợp nào được lựa chọn luật thương mại điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Trong việc giao kết hợp đồng nếu một bên giao kết là thương nhân bán hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận, bên còn lại không phải là thương nhân mục đích giao kết là tiêu dùng, thì trong trường hợp này Luật thương mại quy định cho phép bên không phải là thương nhân được phép lựa chọn luật điều chỉnh là luật thương mại điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. Nêu bên không phải là thương nhân không lựa chọn thì hợp đồng mặc nhiên chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân Sự.

 «  1 | 2 | 3 | 4  »