Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Dịch vụ - Tư vấn Sở hữu trí tuệ » Sáng chế/Giải pháp hữu ích - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Dịch vụ

Tư vấn Sở hữu trí tuệ » Sáng chế/Giải pháp hữu ích

IPIC GROUP cung cấp các dịch vụ về sáng chế như sau:

Tra cứu sáng chế:

- Tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế dựa trên các tiêu chí: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

- Tra cứu nhằm mục đích sử dụng: tra cứu tại các kho sáng chế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada, Anh..., tư vấn khai thác và ứng dụng thông tin sáng chế.

Đăng ký sáng chế:

Sau khi kết quả tra cứu sáng chế khẳng định sáng chế có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, IPIC Group sẽ tư vấn chi tiết về việc nộp đơn đăng ký, cụ thể như sau:

- Tư vấn phạm vi bảo hộ sáng chế bằng việc xác định các điểm yêu cầu bảo hộ;
- Tư vấn lập bản mô tả, bản vẽ kỹ thuật, bản tóm tắt sáng chế;
- Tiền hành nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT)
- Đại diện theo dõi đơn tại Cục SHTT
- Nhận và chuyển giao các quyết định liên quan, Bằng độc quyền sáng chế (văn bằng) tới khách hàng.

Một số lưu ý:

- Ngày ưu tiên - hay còn gọi là ngày nộp đơn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể là trong trường hợp có nhiều đơn sáng chế được nộp thì Cục SHTT sẽ căn cứ vào đơn nào có ngày nộp đơn (ngày ưu tiên) sớm nhất và chỉ cấp bằng duy nhất cho đơn đó.

- Bên cạnh đó, ngày ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ của văn bằng sau này, cụ thể là thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm tính từ ngày ưu tiên, đối với giải pháp hữu ích là 10 năm tính từ ngày ưu tiên và không được gia hạn.

 Tìm hiểu thêm

1. Người nào có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế
2. Quyền của chủ sở hữu sáng chế
3. Thủ tục đăng ký sáng chế, các tài liệu cần thiết
4. Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?
5. Sáng chế là gì?
6. Các tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế
7. Đăng ký sáng chế ở nước ngoài

Chi tiết >>

1. Người nào có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

- Tác giả trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ, tự đầu tư kinh phí và vật chất để sáng tạo ra sáng chế;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo ra sáng chế;

- Tổ chức, cá nhân tạo ra sáng chế dựa trên hợp đồng thuê việc;

- Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo ra do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giao.

Lưu ý: Quyền đăng ký sáng chế có thể được chuyển giao hoặc thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác.

 2. Quyền của chủ sở hữu sáng chế

- Được quyền khai thác, cho phép người khác khai thác sáng chế
- Được quyền ngăn cấm người khác sử dụng hoặc khai thác sáng chế
- Được quyền chuyển giao hoặc thừa kế quyền sở hữu sáng chế cho người khác

Việc "sử dụng và khai thác" sáng chế được hiểu như sau:

- Sản xuất (bao gồm cả việc đóng gói, lắp ráp, gia công, chế tạo...) sản phẩm có bằng việc sử dụng chất, công nghệ, thiết bị dựa trên sáng chế được bảo hộ;

- Đưa vào lưu thông (bán, trưng bày để bán, vận chuyển...) và quảng cáo (thể hiện trên các phương tiện thông tin, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, bao bì sản phẩm, giấy tờ giao dịch...), chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được sản xuất dựa trên sáng chế được bảo hộ;

- Nhập khẩu sản phẩm được tạo ra dựa trên sáng chế được bảo hộ;

Quyền của tác giả sáng chế: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế, trường hợp sáng chế được bảo hộ, tác giả sáng chế có các quyền sau đây:

- Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, các tài liệu được công bố về sáng chế;

- Được chủ sở hữu sáng chế trả thù lao trong trường hợp sáng chế được sử dụng, khai thác;

- Chuyển giao hoặc thừa kế quyền tài sản của tác giả liên quan đến sáng chế

 3. Thủ tục đăng ký sáng chế, các tài liệu cần thiết

Thủ tục:

Đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phải trải qua các giai đoạn sau:

- Thẩm định hình thức: trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kết thúc giai đoạn này, đơn sẽ được chấp nhận là đơn hợp lệ và sẽ được đăng trên Công báo của Cục SHTT;

- Công bố đơn kiểu dáng trong vòng 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung trong vòng 12 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên công báo, kết thúc giai đoạn này Cục SHTT sẽ kết luận về các tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế trong phạm vi đã nộp đơn.

Tài liệu cần thiết:

- Tờ khai đăng ký sáng chế
- Giấy uỷ quyền (theo Mẫu của IPIC)
- Bản mô tả sáng chế,
- Bản tóm tắt sáng chế
- Bản vẽ kỹ thuật của sáng chế
- Bản yêu cầu bảo hộ
- Tài liệu khác chứng minh quyền ưu tiên, quyền nộp đơn (nếu có)

 4. Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?

Quyền sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ duy nhất chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu mà không cần chứng cứ khác.

Trong thời bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình.

Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

 5. Sáng chế là gì?

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Lưu ý để phân biệt với "phát minh" là những gì con người phát hiện ra, nhận thức được đã tồn tại sẵn trong tự nhiên, không do con người tạo ra.

Trường hợp một giải pháp kỹ thuật xin cấp bằng sáng chế không đáp ứng tiêu chuẩn tính sáng tạo thì có thể xem xét chuyển đơn sang Giải pháp hữu ích. Trong phạm vi nội dung website này, có thể hiểu thuật ngữ "sáng chế" bao gồm cả sáng chế và giải pháp hữu ích (GPHI).

Sáng chế có thể được thể hiện dưới các dạng sau:

- Cơ cấu: Là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định (ví dụ như máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy...);

- Chất: Là tập hợp các phần tử có mối quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hoá học, hỗn hợp chất (ví dụ như chất liệu, vật liệu, dược phẩm, thực phẩm ...);

- Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học (ví dụ như tế bào, gen...);

- Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn được xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định, nhờ sử dụng phương tiện xác định (ví dụ như phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò...), 

 6. Các tiêu chuẩn bảo hộ của sáng chế

Một giải pháp kỹ thuật có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
 
- Tính mới: chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký;

- Tính sáng tạo: sáng chế là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng;

- Khả năng áp dụng công nghiệp: có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
 
Lưu ý: Nếu giải pháp không đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo thì có thể được bảo hộ là Giải pháp hữu ích.

 7. Đăng ký sáng chế ở nước ngoài

Xem phần "Đăng ký quốc tế" ở mục "Dịch vụ"

 
Dịch vụ liên quan:

- Nhãn hiệu hàng hoá
- Kiểu dáng công nghiệp
- Quyền tác giả
- Sửa đổi - Chuyển giao
- Khiếu nại - Phản đổi đơn
- Bảo hộ - Thực thi
- Đăng ký quốc tế

Quay lại trang trước