Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Hỏi đáp - Tư vấn Hợp đồng - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Hỏi đáp » Tư vấn Hợp đồng

  • Khi nào hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hàng hóa được coi là không phù hợp với mục đích của hợp đồng mua bán mà các bên đã ký kết, khi hàng hóa được giao không đúng với các thỏa thuận, theo các quy định, theo mô tả, theo tiêu chuẩn kỷ thuật, theo mẫu do các bên cùng thống nhất thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán quy định như thế nào thì người bán phải giao hàng như thế.

    Trong trường hợp hợp đồng không thỏa thuận thi hàng hóa được giao coi là không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại điều 39 Luật Thương Mại năm 2005.

    - Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại;

    - Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    - Hàng hóa giao không đúng mẫu mà bên mua đã cung cấp, cho dù chỉ là sai sót nhỏ nhất, rất không đáng kể so với mẫu.

    - Hàng hóa không được bảo quản đóng gói theo hình thức thông thường đối với hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản giao hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

     

  • Chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào?

    Chất lượng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng gio các bên thỏa thuận thống nhất quy định trong hợp đồng, có rất nhiều cách thức xác định chất lượng hàng háo tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, có thể theo mô tả, theo tiêu chuẩn quốc gia, theo tiêu chí kỷ thuật, theo mẫu, theo công dụng tính năng của hàng hóa.

    Trong trương hợp chất lượng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được công bố hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền quy định thì chất lượng hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khi các bên không có thoản thuận và pháp luật không có quy định thì chất lượng hàng hóa, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

    Như vậy chất lượng hàng háo khi giao kết hợp đồng hoàn toàn do các bên quy định, vì thế trong quá trình giao kết hợp đồng các bên nên quy định rõ ràng về chất lượng hàng hóa đê tránh tranh chấp.

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi nào?

    Về nguyên tắc hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ khi giao kết hợp đồng. Trong trương hợp có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm đó.

    Vi dụ: Hợp đồng có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày hai bên ký vào hợp đồng này;

    Hợp đồng có hiệu lực khi bên mua đã tạm ứng cho bên bán 30% tiền hàng và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản bên bán  tại ngân hàng X theo địa chỉ  đã chỉ rõ ở Điều 3 của hợp đồng này.

    Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực thì điều quan trong các bên phải xác định được thời điểm giao kết hợp đồng vì thời điểm giao kết hợp đồng không giống nhau tuy vào hình thức giao kết của hợp đồng.

    Với những hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng thì thời điểm thuận mua vừa bán, tiền trao cháp múc được xem là thời điểm giao kết hợp đồng (người mua hàng thanh toán và nhận hàng).

    Với trường hợp người mua và người bán không có điều kiện để gáp nhau giao dịch thì thời điểm giao kết là thời điểm trả lời đồng ý đề nghị giao kết hợp đồng.

    Với những hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng phương tiện điện tử, thời điểm giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết theo luật giao dịch điện tử ""thời điểm thông điệp dử liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được.

  • Trường hợp nào được lựa chọn luật thương mại điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Trong việc giao kết hợp đồng nếu một bên giao kết là thương nhân bán hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận, bên còn lại không phải là thương nhân mục đích giao kết là tiêu dùng, thì trong trường hợp này Luật thương mại quy định cho phép bên không phải là thương nhân được phép lựa chọn luật điều chỉnh là luật thương mại điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa. Nêu bên không phải là thương nhân không lựa chọn thì hợp đồng mặc nhiên chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân Sự.

  • Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính dân sự?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính dân sự là hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đời thường hàng ngày.

    Mục đích của hợp đồng là không nhằm mục đích sinh lợi, không vi lợi nhuận mà vì nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, thường nhật của con người trong cuộc sống.

    Chu thể của hợp đồng mua bán hàng hóa đa dạng không bắt buộc phải là thương nhấn mà bất kỳ chủ thể nào có năng lực hành vi dân sự.

 «  1 | 2  »